Mỏ hàn và cầu tàu
Sử dụng công nghệ đê mềm
Geotube là biện pháp lý tưởng để xây
dựng các mỏ hàn mềm. Các đoạn đê ngắn
lắp đặt vuông góc với bờ biển làm giảm
thiểu sự mất cát do nước chảy ven bờ,
giúp tái tạo các bờ biển đã bị xói lở.
Hình thành các đảo nhân tạo
Hàng chục Km Geotube đã được sử dụng làm đê vĩnh cửu cho các hòn đảo nhân tạo. Cát và
đất sau đó được bơm vào phía sau đê tạo thành mặt bằng xây dựng công trình.
Ưu điểm khi sử dụng Ống địa kỹ thuật Geotube
Công nghệ Geotube có ưu điểm sau đây:
Đơn giản, dễ thiết kế và thi công
Thời gian thi công nhanh
Giá thành xây dựng thấp
Kết cấu mềm mại dễ dàng bám theo địa hình
Dễ dàng duy tu bảo dưỡng và tháo dỡ khi cần thiết
Vật liệu thân thiện với môi trường, tận dụng được vật liệu tại nơi xây dựng công trình
Biện pháp thi công ống Geotube
Biện pháp thi công có thể chia thành các giai đoạn cơ bản sau:
-
Thi công lớp lót nền
-
Đóng cọc neo;
Rải Geotube và chằng buộc (dùng thiết bị chuyên dùng để may và rải Geotube);
Bơm cát vào Geotube bằng thiết bị hút phun thủy lực;
Xếp đá chèn vào chỗ tiếp giáp giữa các Geotube;
Xếp lớp khối phủ, hoàn thiện đê.
Một số công trình sử dụng Ống Địa Kỹ Thuật Geotube trên thế giới
Hình 1: Ứng dụng ống Geotube tại đảo Barren, Nam Carolia, Hoa Kỳ
Công trình có tác dụng phá sóng, bảo vệ bờ biển đảo Barren
Hình 2: Sử dụng ống Geotube tại bãi biển bang Texas, Hoa Kỳ
Công trình có tác dụng chống xói bảo vệ khu dân cư
Hình 3: Sử dụng ống Geotube xây dựng cảng tại Busan, Hàn Quốc
Trong đó phần đường dẫn ra cảng được xây dựng hoàn toàn trên ống Geotube
Hình 4: Sử dụng ống Geotube đắp đê lấn biển tại Hàng Châu, Trung Quốc
Trong đó phần đường dẫn ra cảng được xây dựng hoàn toàn trên ống Geotube
Hình 5: Sử dụng ống Geotube tại bãi biển Hòa Duân, Phú Thuận, Thừa Thiên Huế
(Công trình có tác dụng phòng chống xói lở, bảo vệ bờ)
Ứng dụng ống địa kỹ thuật Geotube và túi cát Sand bag làm đường tạm thi công cầu
dự án Cảng Lạch Huyện - Hải Phòng.
Nhà thầu: Sumitomo
Nhà cung cấp: Tencate
Dự án xây dựng đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện dài 15,6 km, trong đó có 1 cây cầu vượt
biển dài hơn 5 km là công trình cầu vượt biển dài nhất Việt Nam. Dự án bao gồm 3 đoạn
chính là: Phần đường dẫn phía Hải An (từ nút giao Tân Vũ đến mố A1 dài 4,5 km, với mặt
cắt ngang là 29,5m); phần cầu có tổng chiều dài 5,44 km (bao gồm cầu dẫn phía Hải An dài
4,43 km, cầu chính dài 490 m và cầu dẫn phía Cát Hải dài 519 m với mặt cắt ngang là 16m)
và đường dẫn phía Cát Hải từ mố A2 tới điểm cuối tuyến dài 5,69 km với mặt cắt ngang là
29,5m.
Mặt bằng tổng thể công trường
Đường công vụ sử dụng Geotube
Bơm cát giữa 2 con đê mềm bằng Geotube
Thi công trụ cầu giữa đường công vụ
Chồng lớp Geotube thứ 3
Ống địa kỹ thuật LxH=50.5 x 1.25m
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét