Hiện nay ở Việt Nam có nhiều công trình hồ chứa nước được đầu tư xây
dựng, các công trình này có thể phục vụ thuỷ lợi, phát điện hoặc kết hợp. Quy
mô công trình ngày càng tăng cả về chiều cao đập dâng nước và dung tích hồ
chứa.
Một số vùng ở nước ta như vùng Tây Bắc, Miền trung và Tây Nguyên điều
có kiện địa chất là nền đá tốt, nếu có điều kiện địa hình thích hợp thì có thể
chọn hình thức đập dâng nước là đập vòm.
Bên cạnh đó, các nhà thầu trong nước ngày càng lớn mạnh, trình độ thi
công ngày một cao, máy móc thi công ngày càng được hiện đại hoá, có thể
đáp ứng yêu cầu thi công những công trình lớn và có tính phức tạp cao như
đập vòm dâng nước.
Cũng chính vì thế mà trong những năm gần đây, một số công trình đập
dâng của đầu mối hồ chứa nước, người ta đã đề xuất phương án sử dụng đập
vòm làm đập dâng nước. Hồ chứa thuỷ điện Nậm Chiến cao hơn 130m đang
thiết kế với phương án đập vòm. Một số đầu mối thuỷ điện khác (Huội Quảng,
Bản Chát...) cũng có nhiều khả năng xây đập vòm.
1.2.
Đặc điểm của đập vòm
Đập vòm là một loại đập dâng chắn nước, tràn nước thường làm bằng bê
tông. Theo các mặt cắt nằm ngang, đập là những vòng vòm, chân tựa vào hai
bờ (hình 1-5b). Dưới tác dụng của ngoại lực như áp lực nước, bùn cát... đập ổn
định nhờ sự chống đỡ ở hai bờ.
Chi tiết xem trên website: http://123doc.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét