Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Kiến trúc đẹp cho công trình thủy lợi

Bài viết liên quan:
   Thông tư quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế XD công trình
   Sự cố một số công trình thủy lợi ở Việt Nam - Nguyên nhân và biện pháp khắc phục


Công trình thủy lợi thường có dạng bê tông khối lớn, kết cấu bền vững như đập dâng, tràn, cống... với kiến trúc nặng nề, cục mịch. Vì thế trong những năm gần đây vấn đề kiến trúc cho công trình thủy lợi rất được quan tâm. Dưới đây là một số dạng kiến trúc đẹp cho công trình thủy lợi được thiết kế gần đây:

Hình 1. Cống ngăn triều chống ngập Nhà Mát- TP Bạc Liêu- tỉnh Bạc Liêu

Hình 2. Cống kiểm soán triều Nhiêu Lộc Thị Nghè- TP Hồ Chí Minh
Hình 3. Đập dâng và âu tầu Mậu A trên sông Thao- tỉnh Yên Bái
Hình 4. Cống điều tiết - Tỉnh Cà Mau
Hình 5. Cống Ba Thôn - TP Hồ Chí Minh


Đoạn đê trụ rỗng 500m bảo vệ bờ biển huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau


Đê trụ rỗng bảo vệ bờ biển Nhà Mát, tỉnh Bạc Liêu


                                                                                                  (hhc2tech@gmail.com)





Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

Nhân loại và vấn đề môi trường sống

Bài viết liên quan:
   Đầu tư thủy lợi, tạo động lực mới cho ĐBSCL

Môi trường sống đã và đang trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhất và cũng là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Bởi lẽ, môi trường sống gắn bó hữu cơ với cuộc sống của con người, cũng như với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Trận động đất khủng khiếp, với cường độ mạnh 9 độ rích te, xảy ra ngày 26/12/2004 ở In-đô-ne-si-a, xảy ra những cơn sóng thần cực mạnh, tàn phá vùng phía tây đảo Xu-ma-tra (In-đô-ne-si-a) và nhiều nước Châu Á khác, cướp đi sinh mạng của hơn 280.000 người, đã cho thấy vấn đề môi trường sống có quan hệ mật thiết với những vấn đề toàn cầu, mà để giải quyết được chúng, cần phải có sự hợp lực của tất cả các dân tộc, các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

1. Những vấn đề bức xúc đang đặt ra
Hiện nay, nhân loại đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường rất bức xúc và nan giải, trong đó nổi bật nhất có các nhóm vấn đề như: 1) nạn cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên: đất, nước, tài nguyên khoáng sản, động, thực vật, nhiên liệu (dầu mỏ, khí đốt…); 2) nạn ô nhiễm nặng nề môi trường sống: ô nhiễm nước, ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm tiếng ồn…; 3) những tai biến của thiên nhiên: động đất, núi lửa, bão, lũ, hạn hán, các cơn bão từ vũ trụ xuống trái đất, sự va chạm giữa các hành tinh… Ngoài nhóm vấn đề thứ ba con người không thể có khả năng điều chỉnh và phòng tránh, hai nhóm vấn đề thứ nhất và thứ hai chủ yếu là do con người gây ra. Do vậy, con người cần có trách nhiệm trong việc tìm cách khắc phục và ngăn chặn hậu quả, nếu không thảm hoạ sẽ không chỉ là môi trường tự nhiên bị tàn phá, mà hơn thế, còn xoá sạch những gì mà loài người đã dày công xây dựng trong hàng chục nghìn năm qua, kể cả sự sống của bản thân con người trên trái đất.
Nạn cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nạn ô nhiễm nặng nề môi trường sống gắn bó hữu cơ với nhau, bởi lẽ chúng cùng có chung một cội nguồn đó là sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của mình, con người đã không ngừng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường để đưa vào sản xuất. Nền sản xuất xã hội là phương thức trao đổi chất giữa con người (xã hội) với tự nhiên, nhằm bảo vệ sự sinh tồn của con người và sự phát triển không ngừng của xã hội. Tuy nhiên, những hậu hoạ sinh thái mà ngày nay con người đang phải gánh chịu cũng xuất phát chủ yếu từ phương thức trao đổi chất này.
Từ nền văn minh nông nghiệp trở về trước, nền sản xuất xã hội phát triển chập chạp, mức độ khai thác tài nguyên thiên nhiên của con người để phục vụ cho quá trình sản xuất chủ yếu chỉ có đất đai và động, thực vật. Nguyên nhân chính là do lực lượng sản xuất còn kém phát triển, công cụ sản xuất còn thô sơ. Mối quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên, nhìn chung, còn ở mức độ hài hoà; sản xuất xã hội và cuộc sống của con người còn phụ thuộc nhiều vào các điều kiện thiên nhiên. Tuy nhiên, ngay trong những giai đoạn phát triển đầu tiên này, một số cuộc khủng hoảng sinh thái cục bộ đã dẫn đến sự ra đi vĩnh viễn của một số nền văn minh đã từng vang bóng một thời như văn minh Mai – a, văn minh Cơ – rét, văn minh Lưỡng Hà v.v…
Sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của nền sản xuất xã hội được bắt đầu từ khi nổ ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và tiếp theođó là quá trình công nghiệp hoá ở các nước tư bản chủ nghĩa. Trải qua hơn 300 năm, ngày nay, quá trình công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá đã được thực hiện ở rất nhiều nước trên thế giới. Xã hội loài người chuyển từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp và hậu công nghiệp (văn minh trí tuệ). Song, đồng thời với sự phát triển xã hội và sự suy thoái của môi trường sống, cả về số lượng lẫn chất lượng.
Chỉ trong vòng hơn ba thập niên, kể từ khi các nước thực hiện quá trình công nghiệp hoá, sự suy thoái về số lượng của môi trường tự nhiên đã diễn ra ngày càng gay gắt hơn theo ba cấp độ. Nếu như ở thế kỷ XVIII, Man – tuýt và Tiu – go mới đưa ra cái gọi là Quy luật về sự giảm dần sự phì nhiêu của đất đai, tới thế kỷ XIX, Tôm – xơn và Cơ – ru – xơ mới đặt vấn đề về sự cạn kiệt các nguồn năng lượng trên trái đất, thì ngày nay (thế kỷ XX và XXI), con người đã phải nói đến nguy cơ cạn kiệt toàn bộ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cả tái tạo và không tái tạo trên hành tinh chúng ta, đặc biệt là các nguồn năng lượng (dầu mỏ, khí đốt, than đá), nước ngọt và sạch, rừng… Đi kèm với quá trình cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên là nạn ô nhiễm môi trường sống ngày càng trầm trọng hơn. Bởi vì, tài nguyên càng cạn kiệt, có nghĩa là số tài nguyên bị khai thác để đưa vào sản xuất và chế biến càng lớn – trong điều kiện kỹ thuật và công nghệ chưa hoàn thiện của nền văn minh nông nghiệp và công nghiệp – thì càng có nhiều chất thải độc hại đi vào môi trường, gây nên hiện tượng ô nhiễm, làm cho chất lượng môi trường sống ngày càng xấu hơn.
Sự ô nhiễm của môi trường sống đã dẫn đến những hiểm họa sinh thái tiềm tàng, mà hậu quả của chúng chưa thể nào lường trước được, trong đó, đặc biệt nguy hiểm và nan giải là các hiện tượng như hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ô – dôn, mưa axít, sa mạc hoá, sự giảm dần độ đa dạng sinh học v.v… làm biến đổi các điều kiện thiên nhiên trên trái đất theo chiều hướng tiêu cực đối với sự sống. Một trong những biến đổi sinh thái nguy hiểm nhất là sự biến đổi của khí hậu trái đất. Sự biến đổi này là hậu quả tổng hợp, tất yếu của các hiện tượng ô nhiễm môi trường. Biểu hiện đầu tiên và nguy hiểm nhất là sự tăng lên nhiệt độ trung bình của trái đất, theo dự đoán vào giữa thế kỷ XXI là từ 1,50C đến 4,50C, và kéo theo nó là biết bao hiểm họa khác. Theo ông G.B. Brôn – tơ – man, nguyên Chủ tịch Uỷ ban Môi trường và Phát triển của thế giới, thì trừ chiến tranh hạt nhân ra, sự biến đổi của khí hậu là mối đe doạ lớn nhất đói với loài người. Nó không những đe doạ sự tồn vong của loài người, mà còn uy hiếp cả tương lai của trái đất.
2. Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng bức xúc của những vấn đề môi trường sống hiện nay trên thế giới cũng như ở nước ta. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi chỉ tập trung nêu lên những nguyên nhân chủ yếu do con người gây ra ở phạm vi vĩ mô.
Một làdo sự phát triển xã hội theo quan điểm chiến lược lấy con người làm trung tâm hay quan điểm duy nhân loại đã từng thống trị ở các nước phương Tây trong suốt giai đoạn duy lý, nhất là từ thế kỷ XVII – XVIII đến nay. Theo quan điểm này, con người có quyền uy tối thượng đối với thế giới; còn giới tự nhiên được coi như một bộ máy cơ giới, vô tri, vô giác, con người có thể tuỳ tiện tác động lên nó, có thể tước đoạt từ tự nhiên tất cả những gì cần thiết cho cuộc sống của mình. Trong suốt nhiều thế kỷ qua, xã hội phương Tây đã phát triển theo đường hướng này. Kết quả là xã hội phương Tây, đặc biệt là các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, từ những gì đã đạt được, nhìn lại, con người không khỏi không băn khoăn, lo lắng, pha trộn cả nỗi sợ hãi về những hậu hoạ sinh thái do chính mình gây ra.
Hai làdo sự phát triển xã hội theo quan điểm duy kinh tế. Để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của mình, con người đã ra sức khai thác tài nguyên thiên nhiên, bất chấp mọi quy luật tồn tại và phát triển của chúng. Ví dụ, từ năm 1876 đến năm 1975, con người đã khai thác từ lòng đất khoảng 137 tỉ tấn than, 46,7 tỷ tấn dầu mỏ, 20 nghìn tỉ mét khối khí thiên nhiên, 24,5 tỉ tấn quặng sắt… Lợi ích kinh tế đã trở thành mục tiêu duy nhất và cao nhất; các chỉ tiêu kinh tế như tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng sản phẩm quốc nội tính theo đầu người (GDP), khối lượng tài nguyên thiên nhiên khai thác được… trở thành tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá trình độ phát triển của các quốc gia, dân tộc.
Ba làdo sự chưa hoàn thiện của kỹ thuật và công nghệ. Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và cũng để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng, trong điều kiện kỹ thuật và công nghệ cao chưa hoàn thiện và còn nhiều hạn chế, con người buộc phải sử dụng phương thức khai thác tài nguyên thiên nhiên theo bề rộng, tức là, đồng thời khai thác nhiều loại tài nguyên, nhưng đối với mỗi loại tài nguyên chỉ sử dụng một vài tính năng chủ yếu của chúng, rồi thải bỏ. Chẳng hạn như than đá và dầu mỏ chỉ được dùng làm nhiên liệu là chủ yếu. Chính vì lý do này mà tài nguyên thiên nhiên càng được khai thác và chế biến nhiều thì môi trường càng bị ô nhiễm nặng nề hơn. Đúng như Ph. Ăngghen đã cảnh báo cách đây hơn 100 năm: “Không nên quá tự hào về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên. Bởi vì cứ mỗi lần ta đạt được một thắng lợi, là mỗi lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta”.
Bốn làdo sự nhận thức còn nhiều hạn chế của con người về giới tự nhiên. Theo một trong những thông báo gân đây, mỗi người bình thường có khoảng hơn 100 tỷ nơ – ron thần kinh, nhưng chỉ có trung bình khoảng từ 2% đến 8% số nơ – ron đó được đưa vào hoạt động nhận thức. Con người đã dành gần trọn số nơ – ron thần kinh được đưa vào hoạt động đó (hơn 99%) cho việc nhận thức thế giới ngoài con người. Tuy nhiên cho đến nay, tự nhiên vẫn còn quá nhiều điều bí hiểm mà con người chưa thể nhận thức được. Hơn nữa, ngay cả với những điều đã nhận thức được, con người cũng không thể thực hiện sự điều chỉnh một cách hài hoà và hợp lý mối quan hệ giữa mình với tự nhiên. Bởi lẽ, còn có quá nhiều lý do cản trở con người làm điều đó, như vì sự sống còn và lợi ích trước mắt, vì sự cạnh tranh, vì sự hạn chế của khoa học và công nghệ v.v…
3. Cần thay đổi quan niệm về sự phát triểnTrước hếtthay quan điểm phát triển lấy con người làm trung tâm (hay duy nhân loại) và chinh phục thiên nhiên bằng bất cứ giá nào bằng quan niệm hài hoà và đồng tiến hoá giữa xã hội và tự nhiên.
Con người và tự nhiên vốn có cùng bản chất và không đối lập nhau. Bởi vì, con người và xã hội loài người là sản phẩm của một quá trình tiến hoá lâu dài và vô cùng phức tạp. Toàn bộ hoạt động của con người và tự nhiên được thống nhất trong cơ thể vận hành của chu trình sinh học hay chu trình trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin của sinh quyển, theo các nguyên tắc cơ bản là tổ chức, tự điều khiển, tự làm sạch, tự bảo vệ theo một trật tự liên hoàn chặt chẽ.
Kể từ khi xuất hiện con người và xã hội loài người, sự tiến hoá của giới tự nhiên được chia làm hai nhánh: lịch sử tiến hoá của tự nhiên và lịch sử tiến hoá của xã hội. Có thể coi lịch sử tiến hoá của xã hội là sự tiếp tục và cùng song hành với lịch sử tiến hoá của tự nhiên. C.Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ rõ: “Có thể xem xét lịch sử dưới hai mặt, có thể chia lịch sử ra thành lịch sử tự nhiên và lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, hai mặt đó không tách rời nhau. Tuy nhiên hai mặt đó không tách rời nhau. Chừng nào mà loài người còn tồn tại thì lịch sử của họ và lịch sử tự nhiên quy định lẫn nhau”. Do vậy, quan điểm đồng tiến hoá giữa xã hội và tự nhiên là một quan điểm đúng đắn, hoàn toàn phù hợp với một giai đoạn phát triển mới về chất của xã hội loài người – giai đoạn của nền văn minh trí tuệ; đồng thời cũng đánh dấu bước chuyển từ sự tiến hoá của sinh quyển sang sự tiến hoá của trí tuệ quyển.
Tiếp theothay đổi quan điểm phát triển duy kinh tế (tức là lấy những chỉ tiêu kinh tế làm thước đo cao nhất và duy nhất) bằng quan điểm phát triển bền vững với ba mục tiêu cơ bản: tăng trưởng kinh tế nhanh và an toàn, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sống; và lấy chỉ số phát triển con người (HDI), bao gồm: bình quân thu nhập quốc dân tính theo đầu người; giáo dục và dân trí; sức khoẻ và tuổi thọ… làm thước đo cao nhất cho sự phát triển.
Cuối cùngthay quan điểm phát triển cục bộ theo vùng, theo lãnh thổ quốc gia bằng quan điểm phát triển toàn cầu: liên doanh, liên kết, hội nhập toàn cầu, trước tiên là hội nhập về kinh tế, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền độc lập, tự chủ của các quốc gia và bản sắc văn hoá của các dân tộc.
Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại. Điều này đã được công nhận tại các Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển của Liên Hợp quốc, ở Xtốc – khôm (Thuỵ Điển) năm 1972; Ri-ô đờ Gia-nê-rô (Braxin) năm 1992, Giô – han – ne – xbớc (Nam Phi) năm 2002; trong các bản tuyên bố chung và trong Chương trình hành động cụ thể – Chương trình nghị sự 21 của thế giới về sự phát triển bền vững.
Sự thay đổi quan điểm về sự phát triển xã hội, cùng với những bản “Tuyên bố chung” và “Chương trình nghị sự 21 của thế giới” là cơ sở và luận cứ quan trọng để các quốc gia trên thế giới vạch ra chiến lược phát triển mới, với những giải pháp cụ thể, phù hợp, nhằm chung lòng, chung sức vượt qua một trong những thử thách lớn nhất trên con đường phát triển của nhân loại. Đó là các thử thách về môi trường sống.

(Nguồn: Phạm Thị Ngọc Trầm – PGS.TS Viện Triết học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam)

Thông tư quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế XD công trình

Bài viết khác:
    Kiến trúc đẹp cho công trình thủy lợi

Ngày 15/8, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 13/2013/TT-BXD về quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình.
Thông tư này quy định việc thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật đối với công trình thực hiện thiết kế ba bước, thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình thực hiện thiết kế một bước hoặc hai bước và các thiết kế khác triến khai ngay sau thiết kế cơ sở được quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định 15/2013/NĐ-CP).
Đối tượng áp dụng là các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng; chủ đầu tư xây dựng công trình; các tổ chức, cá nhân tham gia khảo sát, thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Đối với các công trình không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 21 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP: Trường hợp thiết kế một bước: Chủ đầu tư tổ chức thẩm định và trình người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công cùng với báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình; Trường hợp thiết kế hai bước, thiết kế ba bước hoặc thiết kế khác triển khai sau thiết kế cơ sở: Chủ đầu tư tổ chức thấm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật đối với trường hợp thiết kế ba bước, thiết kế bản vẽ thi công đối với trường họp thiết kế hai bước và thiết kế khác triển khai sau thiết kế cơ sở. Trong quá trình thẩm định, khi cần thiết chủ đàu tư thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện thẩm tra các nội dung phục vụ thẩm định, phê duyệt thiết kế. Nội dung thuê thẩm tra theo quy định tại Điểm c, Điểm d, Điếm đ và Điếm e Khoản 3 của Điều này.
Đối với các công trình thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 21 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP: Chủ đầu tư gửi hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm tra thiết kế kỹ thuật đối với công trình thực hiện thiết kế ba bước, thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình thực hiện thiết kế một bước hoặc hai bước và các thiết kế khác triển khai ngay sau thiết kế cơ sở theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư này trước khi thực hiện việc phê duyệt thiết kế.
Đối với công trình không sử dụng vốn ngân sách nhà nước nội dung thẩm tra thiết kế xây dựng công trình gồm: Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế so với yêu cầu của hợp đồng và quy định của pháp luật: Kiểm tra điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát, thiết kế; kiểm tra điều kiện năng lực của chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế; Sự phù hợp của thiết kế với các quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình; Mức độ đảm bảo an toàn chịu lực của các kết cấu chịu lực của công trình và các yêu cầu về an toàn khác, bao gồm: Sự phù hợp của giải pháp thiết kế nền - móng với đặc điểm địa chất công trình, kết cấu công trình và an toàn đối với các công trình lân cận; sự phù hợp của giải pháp kết cấu với thiết kế công trình, với kết quả khảo sát xây dựng và với công năng của công trình.
Đối với công trình sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn ngân sách nhà nước; công trình sử dụng vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; công trình đầu tư bằng vốn xây dựng cơ bản tập trung; công trình được đầu tư theo hình thức: Xây dựng - chuyển giao (BT), xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp tác công - tư (PPP) và những công trình đầu tư bằng những nguồn vốn hỗn hợp khác. Nội dung thẩm tra thiết kế bao gồm nội dung quy định tại các Điểm a, Điểm b, Điếm c Khoản 1 của Điều này; Sự phù hợp của thiết kế so với thiết kế cơ sở hoặc nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt (trong trường hợp thiết kế một bước); Sự hợp lý của thiết kế để đảm bảo tiết kiệm chi phí trong xây dựng công trình: Kiếm tra việc áp dụng đơn giá, định mức của dự toán; đánh giá giải pháp thiết kế về tiết kiệm chi phí xây dựng.
Thông tư cũng chỉ rõ thời gian thẩm tra: Đối với các công trình cấp đặc biệt, cấp I: Thời gian thẩm tra không quá 40 ngày làm việc; Đối với các công trình còn lại, trừ các công trình đã quy định tại Điểm c, Điểm đ Khoản 1 Điều này: Thời gian thẩm tra không quá 30 ngày làm việc; Đối với công trình thiết kế một bước và nhà ở riêng lẻ: Thời gian thẩm tra không quá 20 ngày làm việc.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 30 tháng 9 năm 2013.
Tải toàn văn thông tư: http://bit.ly/1avhCMb 

(Nguồn: http://www.ccu.vn)


Một số tài liệu ABAQUS

Seepage
  1. Modeling of soils as multiphase-materials with Abaqus; See also
  2. Researchgate- SeepageSee also
Pile, Tube, Dam

  1. Modeling Vertical Bearing Capacity of Pile Foundation by Using ABAQUS; See also
  2. Foundation on soil - ABAQUSSee also
  3. Finite element analysis of geotextile tubesSee also
  4. Initial study on seismic analyses of concrete and embankment dams in SwedenSee also
Simulia Articles

  1. 2010; See also
  2. 2009; See also
Sách ABAQUS cho địa kỹ thuật
   Abaqus 2016 ManualBooksPython; Soil Analysis

ABAQUS  VIDEO


IMPACT ANALYSIS

ABAQUS VOXEL MESHING  TOOLS
INPUT
  1. convert-inp-into-python-script
  2. insert-text-data-into-abaqus-input-file-inp-how-to

Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2014

Kỹ thuật Nền móng



Xác định độ tăng sức kháng cắt của nền đất yếu trong quá trình đắp nền




Với trường hợp đắp nền đường theo một giai đoạn thì việc áp dụng công thức (1) là hoàn toàn sáng tỏ. Tuy nhiên, với trường hợp đắp nền đường theo nhiều giai đoạn, vừa đắp nền vừa chờ cố kết, thì vấn đề không còn đơn giản nữa, đặc biệt từ giai đoạn đắp nền thứ II trở đi. Cụ thể là: khi kết thúc giai đoạn đắp nền đường thứ I, nền đất yếu đã đạt được độ cố kết U1, và sức kháng cắt c1; trong giai đoạn đắp nền đường thứ II, đất nền vẫn còn phải chịu ảnh hưởng của tải trọng đắp nền giai đoạn I, đồng thời còn chịu thêm ảnh hưởng của tải trọng đắp trong giai đoạn II (hình 1)...

Giới thiệu

   Trang web giới thiệu và cập nhật công nghệ mới trong lĩnh vực xây dựng thủy lợi, giao thông, dân dụng, đặc biệt là công nghệ ngăn sông rất được quan tâm trong giai đoạn này trước tình hình biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

       Mọi nội dung trong trang web này không gây ảnh hưởng đến tổ chức hay một cá nhân nào cũng như không vi phạm pháp luật. Hy vọng các bạn chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm hoặc tài liệu của mình để xây dựng trang web ngày càng phong phú về nội dung cũng như chất lượng

  • Thiết kế, thẩm tra công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi: nhà, cầu, đường, đập, cống, đê, kè...
  • Chuyển giao/ hướng dẫn phần mềm địa kỹ thuật: PLAXIS, GEO-STUDIO..phần mềm kết cấu SAP2000, ANSYS...
  • Luận văn/Luận án chuyên ngành dân dụng, giao thông, thủy lợi, địa kỹ thuật.
  • Lập trình các ứng dụng tính toán ổn định, nền móng, tính kết cấu theo phương pháp phần tử hữu hạn, tính toán thép theo TCVN, ASTM
  • Kiểm toán, thiết kế nền móng theo tiêu chuẩn Việt Nam cũng như nước ngoài
  • Lập trình ứng dụng cho Office (VBA, C#, VB.Net)
  • Các bảng tính dạng Mathcad, Mathmatica,  ...

    Rất mong được đồng hành cùng bạn!

    Chi tiết xin liên hệ : hhc2tech@gmail.com


Sơ đồ thuật toán thường dùng trong lập trình cấu trúc

Trong lập trình, việc lập sơ đồ thuật toán càng tường minh và chặt chẽ thì khả năng thành công càng cao. Bài viết giới thiệu một số sơ đồ giải thuật trong lập trình cấu trúc hay dùng.


Giới thiệu phần mềm ABAQUS

ABAQUS cũng như các phần mềm phân tích phần tử hữu hạn khác đều thực hiện theo ba giai đoạn: xử lý số liệu, tính toán phân tích và xử lý kết quả. Khi làm việc với ABAQUS/CAE, lựa chọn các Module trên thanh môi trường như ở hình 1, có thể thấy rằng ABAQUS/CAE là do 10 module hợp thành, đó là Part (cấu kiện), Property (đặc tính), Assembly (lắp ghép), Step (bước phân tích), Interaction (tác dụng tương hỗ), Load (tải trọng), Mesh (mạng lưới), Job (công tác phân tích), Visualization (xử lý đồ họa) và Sketch (vẽ hình), trong đó module Sketch có thể xem là module bổ sung của module Part.
Về công năng của các module trong ABAQUS/CAE có thể tham khảo trong file trợ giúp ABAQUS “ABAQUS/CAE User’s Manual”. Dưới đây chỉ tóm tắt một số công năng cơ bản.
1. Part
Mô hình ABAQUS/CAE do một hoặc nhiều cấu kiện tạo thành, người sử dụng có thể thiết lập mới hoặc chỉnh sửa các cấu kiện trong module Part, sau đó lắp ghép chúng lại với nhau trong module Assembly. Cấu kiện trong ABAQUS/CAE có hai loại: cấu kiện hình học ( native part) và cấu kiện mạng lưới (orphan mesh part).
 (1) Cấu kiện hình học (native part)
Có hai loại phương pháp chủ yếu để xây dựng cấu kiện hình học:
- Sử dụng các feature có sẵn trong module Part như extrude, revolve, sweep, round/fillet, loft…để trực tiếp xây dựng cấu kiện hình học.
 - Từ file mô hình CAD đã có đưa vào ABAQUS/CAE từ đường dẫn trên thanh menu chính File > Import > Part.
Hình 1. Các module phân tích ABAQUS/CAE
(2) Cấu kiện mạng lưới (orphan mesh part)
 Cấu kiện mạng lưới không bao hàm feature, chỉ bao gồm thông tin điểm nút, phần tử, mặt, tập hợp (set). Có thể sử dụng các phương pháp dưới đây để xây dựng cấu kiện mạng lưới:
 - Lấy cấu kiện hình học chuyển thành cấu kiện mạng lưới.
- Từ mạng lưới của file ODB.
- Từ mạng lưới của file INP.
2. Property
Trong ABAQUS/CAE không có khả năng trực tiếp chỉ định đặc tính vật liệu cho phần tử hoặc cấu kiện hình học, mà là đầu tiên định nghĩa “thuộc tính mặt cắt”, sau đó chỉ định vật liệu của “thuộc tính mặt cắt”, lại lấy “thuộc tính mặt cắt” này gán cho cấu kiện tương ứng.
 ABAQUS định nghĩa nhiều loại mô hình quan hệ ứng suất-biến dạng của vật liệu và tiêu chuẩn phá hoại:
 (1) Mô hình vật liệu đàn hồi
Đàn hồi tuyến tính; Dị hướng; Đàn hồi kết cấu nhiều lỗ rỗng; Nửa đàn hồi; Siêu đàn hồi; Đàn hồi dính.
 (2) Mô hình vật liệu dẻo
 Kim loại tính dẻo; Gang tính dẻo; Từ biến; Mô hình Drucker-Prager mở rộng; Mô hình Drucker-Prager Capped; Mô hình Cam-Clay; Mô hình Mohr-Coulomb; Mô hình vật liệu xốp; Mô hình vật liệu bê tông; Mô hình vật liệu tính thẩm thấu; Mô hình vật liệu khác do người sử dụng tự định nghĩa.
3. Assembly
Mỗi một cấu kiện đều được xây dựng trong hệ tọa độ cục bộ của nó, độc lập trong mô hình. Sử dụng module Assembly có thể lấy các cấu kiện xây dựng thực thể (instance), đồng thời những thực thể này được định vị trong hệ tọa độ tổng thể, hình thành một cấu kiện lắp ghép hoàn chỉnh.
Mô hình tổng thể chỉ bao hàm một cấu kiện lắp ghép, một cấu kiện lắp ghép có thể do một hoặc nhiều thực thể tạo thành. Nếu trong mô hình chỉ có một cấu kiện (ví dụ như bản phẳng có lỗ đã giới thiệu ở phần trên), có thể chỉ là một cấu kiện này xây dựng một thực thể, còn bản thân thực thể này lại tạo thành cấu kiện lặp ghép hoàn chỉnh.
 4. Step
 Trong module Step chủ yếu hoàn thành các thao tác: định nghĩa bước phân tích, định nghĩa số liệu đầu ra, định nghĩa mạng lưới tự thích ứng, khống chế quá trình giải.
(1) Định nghĩa bước phân tích
Sử dụng menu Step trong menu chính có thể thiết lập và quản lý các bước phân tích. Quá trình phân tích ABAQUS/CAE là do nhiều bước phân tích tạo thành, trong đó bao gồm hai loại bước phân tích:
- Bước phân tích ban đầu (initial step): ABAQUS/CAE tự động thiết lập một bước phân tích ban đầu. Bước phân tích ban đầu chỉ có một, tên gọi là “initial”, ta không thể đổi tên, copy hay xóa bỏ.
- Bước phân tích tiếp theo (analysis step): ở sau bước phân tích ban đầu, cần phải thiết lập một hoặc nhiều bước phân tích tiếp theo, mỗi một bước phân tích tiếp theo miêu tả một quá trình phân tích riêng, ví dụ như sự thay đổi điều kiện biên hoặc tải trọng, thay đổi tác dụng tương hỗ giữa các cấu kiện, thêm hoặc xóa bớt cấu kiện…
(2) Định nghĩa số liệu đầu ra
Sử dụng menu Output trong module Step, có thể khống chế và quản lý số liệu đầu ra của phân tích phần tử hữu hạn. Trong một phân tích ABAQUS có thể xuất file số liệu dưới đây:
- File ODB (output database file)
- File DAT (data file)
- File RES (restart file)
- File FIL (result file)
 (3) Định nghĩa mạng lưới tự thích ứng
 Công năng mạng lưới tự thích ứng của ABAQUS cho phép mạng lưới phần tử độc lập với vật liệu, từ đó mà trong quá trình phân tích biến hình lớn có khả năng bảo đảm chất lượng mạng lưới từ đầu đến cuối.
(4) Khống chế quá trình phân tích
 Thông thường sử dụng các tham số mặc định của ABAQUS là có thể thu được kết quả phân tích như mong muốn. Đối với yêu cầu cao hơn của người sử dụng, có thể dùng module Step để tiến hành khống chế giải thông thường (general solution controls) và khống chế máy giải (solver controls) từ đó nâng cao hiệu suất phân tích.
5. Interaction
Module Interaction chủ yếu định nghĩa Interaction (tiếp xúc), Constraint (ràng buộc), Connector (liên kết), Inertia (quán tính), Crack (nứt), Springs/Dashpots (lò xo và cản)…
6. Load
 Module Load chủ yếu định nghĩa tải trọng, điều kiện biên, trường biến và trường hợp tải trọng.
 (1) Tải trọng
- Gán tải trọng tập trung (Concentrated Force)
- Gán mô men (Moment)
- Gán áp lực (Pressure)
- Gán lực và mô men trên cạnh của bản vỏ ( Shell Edge Load)
- Gán tải trọng diện tích đơn vị trên mặt (Surface Traction)
- Gán áp lực bên trong và bên ngoài ống (Pipe Pressure)
- Gán lực khối trên đơn vị thể tích (Body Load)
- Gán tải trọng đường trên đơn vị độ dài dầm (Line Load)
- Gán gia tốc bình quân theo phương cố định trên mô hình tổng thể (Gravity)
- Tải trọng bu lông (Bolt Load)
- Tải trọng biến dạng phẳng mở rộng (Generalized Plane Strain)
- Lực khối tạo thành do xoay chuyển mô hình (Rotational Body Force)
- Gán lực trên phần tử liên kết (Connector Force)
- Gán mô men trên phần tử liên kết (Connector Moment)
- Nhiệt độ và điện trường
(2) Điều kiện biên
Sử dụng menu chính BC định nghĩa các loại hình điều kiện biên: đối xứng/phản đối xứng, chuyển vị/góc xoay, vận tốc/vận tốc góc, gia tốc/gia tốc góc, chuyển vị/vận tốc/gia tốc phần tử liên kết, nhiệt độ, áp lực âm thanh, áp lực lỗ rỗng, điện thế, khối lượng tập trung. Tải trọng và điều kiện biên có liên quan đến bước phân tích, người sử dụng bắt buộc chỉ định tải trọng và điều kiện biên tác dụng ở trong bước phân tích nào.
 (3) Trường biến và trường hợp tải trọng
Sử dụng menu Field định nghĩa trường biến (bao gồm trường gia tốc ban đầu và trường biến nhiệt độ).
Sử dụng menu Load Case định nghĩa trường hợp tải trọng. Trường hợp tải trọng do nhiều tải trọng và điều kiện biên hợp thành.
7. Mesh
Module Mesh chủ yếu thực hiện các công năng sau: bố trí mạng lưới hạt giống; định nghĩa hình dạng phần tử, loại hình phần tử, kỹ thuật và phương pháp phân chia mạng lưới; phân chia mạng lưới; kiểm tra chất lượng mạng lưới. Trong quá trình xây dựng mô hình ABAQUS/CAE, phân chia mạng lưới là một bước khá quan trọng và phức tạp, cần phải dựa vào kinh nghiệm để sử dụng tổng hợp nhiều loại kỹ năng.
8. Job
Trong module Job chủ yếu thực hiện công năng: xây dựng và biên tập công việc phân tích; giao công việc phân tích, tạo file INP; kiểm tra khống chế trạng thái vận hành công việc phân tích; vận hành công việc phân tích.
9. Sketch
Sử dụng module Sketch có thể vẽ hình mặt phẳng hai chiều của cấu kiện. Khi tiến hành các thao tác như dưới đây, ABAQUS/CAE có thể tự động tiến vào môi trường đồ họa.
(1) Lựa chọn module Sketch trên thanh môi trường.
(2) Xây dựng hoặc chỉnh sửa đặc trưng của cấu kiện trong module Part.
 (3) Phân tách mặt nào đó trong module Part, Assembly và Mesh.
Trong menu chính lựa chọn File > Import > Sketch có thể nhập file CAD hai chiều từ: AutoCAD (.dxf), IGES (.igs), ACIS (.sat) và STEP (.stp).
10. Visualization
Trong module Visualization có thể hiển thị kết quả phân tích trong file ODB, có thể nhấn các nút biểu tượng trong vùng công cụ để xem kết quả. Ngoài ra module Visualization vẫn cung cấp mấy công năng sau:
(1) Result > Field Output
(2) Result > History Output
(3) Report > XY
(4) Report > Field Output
(5) Options
(6) Tools > Query
(7) Tools > Color Code
(8) Tools > Display Group
(9) Tools > Path
(10) Tools > View Cut
(11) Tools > Job Diagnostics

(Nguồn: http://hungkcct.wordpress.com)
Xem thêm Tài liệu