Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2014

Một số vấn đề tồn tại trong các tiêu chuẩn về xử lý nền đất yếu

(Phạm Văn Long  - Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Vina Mekong (VMEC), TPHCM, VN )

Hiện nay, công tác khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu nền đường và công trình đắp trên đất yếu được thực hiện theo các tiêu chuẩn được ban hành trong thời gian gần đây như sau:
- 22TCN 262-2000: Qui trình khảo sát thiết kế nền đường ô tô đắp trên đất yếu do Bộ GTVT ban hành ngày 01/06/2000.
- TCXD 245:2000: Gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm thoát nước do Bộ Xây Dựng ban hành ngày 29/06/2000.
- 22TCN 248-98: Tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu Vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu do Bộ GTVT ban hành, có hiệu lực từ ngày 05/09/1998.
- 22TCN 244-98: Qui trình thiết kế xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm trong xây dựng nền đường do Bộ GTVT ban hành, có hiệu lực từ ngày 04/05/1998.
- 22TCN 236-97: Qui trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu bấc thấm trong xây dựng nền đường trên đất yếu do Bộ GTVT ban hành ngày 17/05/1997.

Việc ban hành các tiêu chuẩn vừa nêu đã có tác động tích cực cho việc ứng dụng công nghệ mới trong xử lý nền đất yếu ở nước ta. Tuy nhiên, nhiều công trình xử lý nền theo các qui trình vừa nêu vẫn không khắc phục được sự cố đặc biệt là việc kiểm soát độ lún dư sau khi dỡ tải. Trong quá trình nghiên cứu áp dụng, chúng
tôi nhận thấy trong các tiêu chuẩn vừa nêu còn nhiều điểm không thống nhất về thuật ngữ và ký hiệu, không rõ ràng và nhiều sai sót trong các công thức tính toán, và đặc biệt là có những quan điểm chưa hoàn toàn hợp lý về phương pháp luận trong việc tính toán ổn định và biến dạng của nền đất yếu. Một số vấn đề vừa nêu được trình bày trong bài viết nầy cùng với các kiến nghị với mong muốn làm cho các tiêu chuẩn ngày càng được hoàn thiện hơn.
Xem bản full tại đây.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tính toán độ cố kết của nền đất yếu tải trọng nền đắp trong trường hợp chiều sâu cắm bấc nhỏ hơn vùng gây lún
(ThS. NGUYỄN HỒNG HẢI -  Khoa XD Cầu đường, Trường Đại Học Bách Khoa)

TÓM TẮT
Công nghệ xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm đã và đang được ứng dụng nhiều cho các công trình trên thế giới và ở Việt nam. Tuy nhiên, hiện nay "Quy trình khảo sát thiết kế nền đắp trên đất yếu 22TCN 262-2000" chỉ hướng dẫn phương pháp tính toán độ cố kết của nền đất yếu trong phạm vi cắm bấc mà không xét ảnh hưởng của chiều sâu cắm bấc đến chiều sâu vùng gây lún. Bài báo nhằm mục đích giới thiệu và trình bày phương pháp tính toán độ cố kết nền đất yếu khi chiều sâu xử lý bấc thấm nhỏ hơn vùng gây lún.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Độ cố kết theo thời gian trong trường hợp có sử dụng hệ thống thoát nước thẳng đứng bằng bấc thấm, theo "Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ô tô đắp trên đất yếu 22TCN 262-2000" được xác định theo công thức :  U = 1−(1 −Uh)(1 −Uv )     (1)
Trong công thức trên, ta có :
 U - độ cố kết trung bình trong phạm vi vùng gây lún Za khi có sử dụng các phương tiện thoát nước thẳng đứng (bấc thấm hoặc giếng cát).
 Uv - độ cố kết trung bình theo phương thẳng đứng trong phạm vi vùng gây lún Za.
 Như vậy, với ý nghĩa của U và Uv như trên thì Uh phải là độ cố kết trung bình theo phương ngang trong phạm vi vùng gây lún Za do có xử lý bấc thấm. Hay nói cách khác, việc tính toán độ cố kết trung bình U theo công thức trên chỉ hợp lý khi chiều sâu xử lý bấc thấm đến hết phạm vi vùng gây lún Za.
 Thực tế, đối với các nền đường đắp cao trên vùng đất yếu có chiều dày lớn, chiều sâu vùng gây lún Za thường rất lớn (trên 30m [5]). Việc xử lý bấc thấm đến hết phạm vi vùng gây lún có thể không kinh tế hoặc nhiều khi không thể thực hiện được. Lúc này, việc lựa chọn một chiều sâu cắm bấc hợp lý (nhỏ hơn vùng gây lún) nhưng vẫn đảm bảo về mặt kinh tế và kỹ thuật là một giải pháp có thể đặt ra. Tuy nhiên "Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ô tô đắp trên đất yếu 22TCN 262-2000" lại chưa đề cập vấn đề này trong tính toán thiết kế.

Xem bản full tại đây.

Không có nhận xét nào: