Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Luận án tiến sĩ: các giải pháp tăng cường ổn định bảo vệ mái đê biển tràn nước

Luận án: Nghiên cứu các giải pháp tăng cường ổn định bảo vệ mái đê biển tràn nước
TS. Hoàng Việt Hùng
(Nguồn: wru.edu.vn)


1.  Luận  án  đã  nghiên cứu,   phân  tích,  đánh  giá  các  giải  pháp  gia cường 
bảo vệ  mái  đê  biển  ở  trong  và  ngoài nước  liên  quan mật  thiết  đến  đề  tài  luận 
án,   nêu  những vấn  đề  còn tồn tại  và  chỉ  ra  được vấn  đề  mà  luận  án tập  trung 
giải  quyết.  Nêu  rõ  tính cấp  thiết của  việc tăng cường  ổn  định bảo vệ  mái  đê 
biển  trước  hai tồn tại  chính  là mái đê  trong đồng  thường bị xói hỏng  do nước 
tràn  và kết cấu bảo vệ  mái  đê  phía  biển  thường  chịu  tác  động  trực  tiếpcủa 
sóng  biển  nên  thường bị bong  tróc,  lún sụt. Hai tồnt ại  trên  có  nguy cơ phá vỡ
đê bấtcứ  lúc  nào  vì vậycần  phải  được  gia tăng độ  an  toàn  tránh  nguy cơ vỡ
đê. 
2.  Luận  án  đã  làm  rõ cơ sở  khoa học  cho  giải  pháp  dùng  neo  xoắn  gia 
tăng  độ  an  toàn lớp bả ovệ  mái  phía  biển.  Đây  là  giải  pháp  khoa học  công 
nghệ mới  để tăng cường ổn định bảo vệ mái  cho đê  biển  hiện  có,  tác  giả  luận 
án  đã  được cấp bằng  độc  quyền về  sáng  chế số  10096.  Theo  quyết  định số
9903/QĐ-SHTT, ngày 29.02.2012của Cục Sở hữu Trí tuệ-Bộ Khoa học Công 
nghệ. 
3. Thiết lập cơ sở lý  thuyết khi dùng neo xoắn gia cố tấm lát mái bằng bê 
tông  đúc sẵn  kiểu  hai  chiều  và  kiểm  chứng bằng  các  nghiên cứu  thực  nghiệm. 
Biểu  thức  (2. 26)  được  tác  giả  luận  án  thiết lập  theo  phương  pháp  phân  tích 
giới hạn kết hợp  lý  thuyết  chảy dẻo  và  điều  kiện bền  Coulomb.  Đây  là  điểm 
khác  biệt cơ bản  nhất với  các  nghiên cứu về  neo đất  trước đây. Ứng dụng  này 
mở rộng bài toán cân bằng giới hạn tĩnh sang bài toán động thông qua nguyên 
lý bảo  toàn năng lượng  giữa  công  ngoại lực  và nội năng  tiêu  tan  khi vật  thể
đạt  trạng  thái  cân bằng  giớihạn. Các  thí  nghiệm về sức  chịu tải của  neo xoắn 
đã  chuẩn  hoá  được  biểu  thức  giải  tích  (2.26)  và  điều  kiện ứng dụngcủa  biểu 
thức này. 

Tải toàn văn luận án tại đây.

Không có nhận xét nào: