Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Sức chịu tải cọc đứng theo TCXDVN 205-1998 và lưu ý trong thiết kế

Một ví dụ thiết kế móng cọc 35x35 (BTCT thường) đóng hoàn toàn trong nước.
Khảo sát chỉ có cắt trực tiếp, không có SPT hay CPT.
cụ thể như sau:
Lớp 1: Bùn sét, trạng thái chảy; bề dày lớp trung bình là 1,1m.
Lớp 2: Sét, trạng thái nửa cứng. Bề dày lớp là 15m.


1. CÁC CHỈ TIÊU CƠ LÝ
Độ sệt : B= 0,16
Độ ẩm tự nhiên : W (%)=23,81
Dung trọng tự nhiên: gtn (g/cm3)=1,947
Dung trọng khô: gkk (g/cm3)=1,537
Tỷ trọng : Gs=2,714
Độ rỗng : n %=42,03
Hệ số rỗng : eo=0,726
Góc ma sát trong : phi=16 độ
Lực dính : C kg/cm2= 0,614
Đáy đài đặt vào mặt lớp 2, chiều dài cọc 9m, 


2. DỰ BÁO SỨC CHỊU TẢI CỌC
2.1. Dự báo theo phụ lục A, phương pháp tra bảng : 
Qa=Qult/Fs= 102.5 T (Fs= 1.4)

2.2. Dự báo theo phụ lục B, dự báo sức chịu tải theo chỉ tiêu cường độ  
Qa= Q bên/2+ Q mũi /3= 36 T

3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Sức chịu tải dự báo theo 2 phương pháp trong phụ lục A và B của TCXDVN 205-1998 chênh nhau lớn (Theo phụ lục A: Qa=102.5T lớn gấp 2,85 lần theo phu lục B: Qa=36T ). 

Câu hỏi đặt ra, độ tin cậy của 2 phương pháp này thế nào? Phương pháp nào cho kết quả chính xác hơn trong trường hợp địa chất nền ở trên (sét nửa cứng, B=0.16.)

Bàn luận:
1. Theo phụ lục A thì sức chịu mũi và ma sát thành đơn vị tăng theo chiều sâu (gần như tăng tuyến tính) theo các bảng tra. Nên bạn sẽ có sức chịu tải lớn hơn khi tính toán theo phụ lục A. Thực tế thì sức chịu mũi cũng như ma sát thành không tăng tuyến tính theo toàn bộ chiều sâu cọc mà chỉ đến chiều sâu tới hạn (kể cả đất dính và đất rời).

2. Khi tính theo phụ lục B, Sức chịu tải được tính toán dựa trên góc nội ma sát hữu hiệu và effective over-burdened pressure. Tuy nhiên thực tế tính toán thì  người thiết kế không có góc nội ma sát hữu hiệu (cho đất dính) nên lấy góc ma sát ở trạng thái không thoát nước nhỏ hơn rất nhiều so với thực tế dẫn tới sức chịu tải tính toán sẽ nhỏ đi khi tính toán theo B. Tuy nhiên có một cách giải quyết là tính toán sức chống cắt không thoát nước theo tương quan (correlation) sau đây thì sẽ có kết quả khả quan hơn:

Su ~ (0.22-:0.25)sigma'v0

Rồi từ đó tính toán sức chịu tải.

Hoặc nếu dùng góc nội ma sát hiện có thì  cần tính với ứng suất tổng để có su = c + singma*tan(phi) - c, phi, sigma theo ứng suất tổng. Rồi tính sức chịu tải.

Còn đối với đất rời thì không cần bàn thêm vì các thông số cần thiết đã có.

Tuy nhiên tính theo phụ lục B, người thiết kế cần chú ý đến độ sâu cực hạn mà tại đó sức chịu mũi và ma sát thành đơn vị không tăng khi tăng chiều sâu cọc. Tức phân bố của hai đại lượng này theo chiều sâu là bi-linear.

(Nguồn: ketcau.com)