Luận án: Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sức chịu tải của cọc xi măng đất thi công theo công nghệ Jet - Grouting cho một số vùng đất yếu ở Việt Nam
TS. Phùng Vĩnh An
(Nguồn: www.vawr.org.vn)
Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối toàn diện về cọc xi măng đất thi công theo công nghệ Jet - Grouting ở Việt Nam. Bằng lý thuyết, thực nghiệm và kinh nghiệm thực tế, luận án đã chỉ ra những tồn tại trong các tài liệu và tiêu chuẩn thiết kế hiện hành, đưa ra các công thức thực nghiệm xác định chỉ tiêu cơ lý của cọc xi măng đất (φ, C, E) theo chỉ tiêu thí nghiệm nén mẫu hình trụ (qu) phù hợp với điều kiện Việt Nam. Kiến nghị công thức tính sức chịu tải của cọc xi măng đất thay thế cho các công thức trong Quy phạm Trung Quốc, góp phần hoàn thiện phương pháp tính toán thiết kế xử lý đất yếu bằng cọc xi măng đất.
Bằng phương pháp phân tích kết quả thí nghiệm mẫu xi măng đất thi công bằng phương pháp Jet - Grouting (lấy từ cọc hiện trường) trên nhiều dự án đã thực hiện, luận án kiến nghị sử dụng các quan hệ thực nghiệm giữa cường độ kháng nén không hạn chế nở hông nở hông (qu) ở các ngày tuổi 14, 28, 56, 90; quan hệ giữa cường độ kháng nén không hạn chế nở hông với góc ma sát trong j, lực dính C; quan hệ giữa mô đun biến dạng E và cường độ kháng nénkhông hạn chế nở hông với góc ma sát trong j, lực dính C, .v.v...
Đặc biệt, bằng bằng thực nghiệm nén hiện trường kết hợp với mô hình toán, luận án kiến nghị công thức tính toán sức chịu tải của cọc xi măng đất thay thế cho công thức trong quy phạm DBJ 08-40-94 của Trung Quốc.
Thành công của luận có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn. Về mặt khoa học, luận án đã đóng góp các công thức tính toán về mối tương quan về cường độ kháng nén nở hông giữa các tuổi ngày. Công thức tương quan giữa cường độ kháng nén qu với các chỉ tiêu về độ bền và độ cứng qu = f(j, C, E). Các công thức này sử dụng cho việc tính toán thiết kế. Mặt khác, luận án góp phần hoàn thiện phương pháp tính toán sức chịu tải cọc xi măng đất thi công theo công nghệ Jet - Grouting trong điều kiện Việt Nam.
Tải toàn văn luận án tại đây.
Hình 4.18: Đường cong tải trọng – chuyển vị từ kết quả đo đạc trên hiện trường và
từ mô hình toán
Hình 4.19: Đường cong tải trọng-chuyển vị, sức kháng mặt bên và sức kháng đầu
cọc từ kết quả mô hình toán
Một số kết luận của luận án:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét