Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

Đầu tư thủy lợi, tạo động lực mới cho ĐBSCL
Chủ nhật, 17/09/2014  
Quy hoạch và đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất là nhiệm vụ quan trọng, khâu đột phát cho sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phát triển bền vững. Đến nay, nhiều công trình thủy lợi lớn tại vùng đã phát huy hiệu quả, tuy nhiên vốn đầu tư, bất cập trong quy hoạch, cơ chế chính sách… còn nhiều việc phải bàn để thủy lợi thật sự là 1 trong 3 khâu đột phá của ĐBSCL.
Nâng chất dự án thủy lợi...
Thời gian qua, TP Cần Thơ luôn quan tâm phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất lúa 3 vụ trong năm. 
Trong ảnh: Thi công gia cố đê bao bảo vệ lúa vụ 3 ở huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ.  
Theo báo cáo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), những năm gần đây, hệ thống thủy lợi cho vùng ĐBSCL được quan tâm đầu tư từ nhiều nguồn như: vốn ODA, trái phiếu chính phủ, vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn đóng góp của người dân… Trong đó, nhiều công trình, dự án qui mô lớn đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của vùng... Trong giai đoạn 2006-2012, tổng vốn đầu tư cho thủy lợi vùng ĐBSCL là 14.870 tỉ đồng. Trong đó, vốn do Bộ NN&PTNT quản lý 4.970 tỉ đồng và còn lại là vốn do các địa phương quản lý. Tính bình quân mỗi năm có gần 2.200 tỉ đồng đầu tư cho thủy lợi ĐBSCL.
Trong gian đoạn này, Bộ NN&PTNT đã triển khai thực hiện nhiều dự án qui mô lớn do Bộ quản lý đầu tư. Đó là các dự án sử dụng nguồn vốn ODA gồm: các dự án WB2, WB4, WB6, dự án quản lý rủi ro lũ và hạn tiểu vùng Mekong mở rộng, dự án hỗ trợ thủy lợi WRAP Việt Nam… có vốn đầu tư từ vài chục đến trên trăm triệu USD mỗi dự án. Các dự án vốn trái phiếu chính phủ, Bộ NN&PTNT quản lý 12 công trình lớn, liên tỉnh; các công trình này được lựa chọn để giải quyết những vấn đề cấp bách nhất về thủy lợi tại các địa phương ở ĐBSCL. 7 công trình hoàn thành gồm: kênh T3-Ba Hòn, kênh Hà Giang (tỉnh Kiên Giang), kênh 79, kênh Sở Hạ-Cái Cỏ (tỉnh Long An), kênh Tân Thành-Lò Gạch (Đồng Tháp - Long An), kênh Phước Xuyên-Hai Tám (Đồng Tháp - Long An), kênh Trà Sư-Tri Tôn (An Giang)… Các dự án vốn ngân sách nhà nước đã hoàn thành 13 công trình gồm: kênh bảy xã giai đoạn 1 (An Giang), Cái Tre, Bình Giang 1, Bình Giang 2, Ba Hòn-T3 (Kiên Giang), Bảo Định (Tiền Giang), hoàn thiện bờ bao Mỹ Thanh-Phú Hữu (Sóc Trăng)… Các dự án thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, Bộ NN&PTNT đã phê duyệt dự án đầu tư 7 dự án với tổng vốn gần 1.300 tỉ đồng...
Bên cạnh đó, các địa phương ĐBSCL cũng quản lý đầu tư nhiều dự án thủy lợi lớn nhỏ. Trong đó, đối với các dự án vốn trái phiếu chính phủ, giai đoạn 2006-2012 các địa phương quản lý nguồn vốn 4.938 tỉ đồng, đến cuối năm 2012 cũng đã hoàn thành 16 công trình. Bao gồm: đê bao Thạnh Hóa, kênh Cả Gừa và 3 kênh cấp 1 Bình Thành (Long An), kè Gành Hào giai đoạn 1 và hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản Cái Cùng-Huyện Kệ (Bạc Liêu), dự án thủy lợi tiểu vùng 1, vùng 6 xã thuộc huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng), kè kênh Xáng Xà No giai đoạn 1 (Hậu Giang), hồ Soài Xo và hồ Ô Túc vùng Bảy Núi (An Giang), đê bao Cao Lãnh và kênh Đường Thét-Cần Lố (Đồng Tháp), nạo vét kênh Đứng (Cần Thơ)... Các dự án vốn ngân sách nhà nước, giai đoạn 2006-2012 các địa phương quản lý nguồn vốn hơn 4.350 tỉ đồng, bao gồm ngân sách địa phương và hỗ trợ từ ngân sách trung ương, vốn đóng góp của người dân...
Nhờ đẩy mạnh đầu tư phát triển thủy lợi, đến nay toàn vùng ĐBSCL có được 5 hồ chứa, 1.221 trạm bơm quy mô vừa đến lớn, hàng nghìn trạm bơm qui mô nhỏ, 2.447 cống; hệ thống kênh trên 80.000 km (gồm kênh trục, cấp 1, cấp 2 và cấp 3); về kiểm soát lũ, có khoảng 25.900 km bờ bao chống lũ bảo vệ lúa hè thu, 460 km đê biển, 1.600 km đê sông và hơn 200 km đê bao giữ nước chống cháy. Các công trình thủy lợi có tổng diện tích tưới thiết kế cả năm là 3.773.180 ha, thực tế tưới được 3.126.350 ha, đạt trên 80% công suất thiết kế, góp phần phục vụ sản xuất nông nghiệp… Tuy nhiên, theo phản ánh của các địa phương, các dự án thủy lợi lớn đã phát huy hiệu quả, nhưng các công trình phụ đầu tư chưa đồng bộ, chồng chéo trong cơ chế quản lý nhà nước, việc huy động vốn xã hội đầu tư cho thủy lợi còn nhiều hạn chế. Để các công trình, dự án thủy lợi phát huy hiệu quả đồng bộ cần hạn chế đầu tư dàn trải, tập trung hoàn thành các tuyến thủy lợi chính, thủy lợi nội đồng đảm bảo sản xuất nông nghiệp và ứng phó với nguy cơ biến đổi khí hậu.

Hạn chế đầu tư dàn trải…
Mới đây, Bộ NN&PTNT phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và UBND TP Cần Thơ tổ chức Hội nghị phát triển thủy lợi khu vực ĐBSCL. Các đại biểu tham dự đã tập trung đánh giá lại hiệu quả của hệ thống thủy lợi ở ĐBSCL, đồng thời làm rõ tác động quy hoạch thủy lợi với môi trường, vấn đề tranh chấp môi trường mặn – ngọt trong nuôi tôm, trồng lúa; tình hình sạt lở bờ sông, đê biển và việc quản lý khai thác công trình thủy lợi… thời gian qua. Đồng thời, Bộ NN&PTNT còn triển khai Quyết định số 1397/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch thủy lợi ĐBSCL giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Theo quyết định trên, kinh phí dự kiến thực hiện quy hoạch thủy lợi ĐBSCL vào khoảng 171.700 tỉ đồng. Trong đó, kinh phí xây dựng đê biển khoảng 6.370 tỉ đồng; kinh phí xây dựng, củng cố đê sông khoảng 11.660 tỉ đồng; kênh tiếp nước, hồ chứa khoảng 4.980 tỉ đồng; kinh phí xây dựng công trình kiểm soát lũ khoảng 4.760 tỉ đồng và kinh phí xây dựng các cống lớn vùng ven biển, củng cố, hoàn thiện hệ thống thủy nông nội đồng 125.310 tỉ đồng. Phân theo 3 giai đoạn đầu tư: giai đoạn 2012-2020 khoảng 41.400 tỉ đồng, giai đoạn 2021-2030 khoảng 49.450 tỉ đồng và giai đoạn 2031-2050 khoảng 80.850 tỉ đồng...

Tại hội nghị phát triển thủy lợi khu vực ĐBSCL, đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành trong vùng cho rằng, vai trò của thủy lợi đối với việc phát triển kinh tế- xã hội vùng ĐBSCL rất quan trọng. Trong điều kiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa ngành nông nghiệp, thách thức của biến đổi khí hậu, quá trình đô thị hóa ở các đô thị ngày một nhanh… thì việc đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng thủy lợi càng trở nên cấp thiết hơn. Các địa phương đều kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành trung ương quan tâm để việc phân bổ nguồn vốn, huy động các nguồn lực đầu tư các công trình thủy lợi cấp thiết… Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh: Phát triển thủy lợi vùng ĐBSCL phải có sự tham gia tích cực của hệ thống chính trị và nhân dân toàn vùng. Các địa phương cần nhanh chóng công khai thông tin về quy hoạch thủy lợi vùng theo Quyết định 1397/QĐ-TTg ra dân. Năm 2013, các tỉnh, thành ĐBSCL phải rà soát lại quy hoạch thủy lợi của địa phương cho phù hợp với quy hoạch thủy lợi chung của vùng. Hướng tới, cần tập trung đầu tư cho các công trình cấp bách, các công trình đang dang dở để sớm phát huy hiệu quả và tránh đầu tư dàn trải…

Ông Nguyễn Phong Quang, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, cho biết thủy lợi được xác định là một trong ba khâu đột phá của vùng ĐBSCL. Hệ thống thủy lợi của vùng đã phát triển khá toàn diện, với nhiều công trình kiểm soát lũ vừa và lớn phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống dân sinh. Các công trình thủy lợi gắn với xây dựng cụm, tuyến dân cư, nhà ở vùng ngập lũ cũng được quan tâm đầu tư và mang lại hiệu quả thiết thực trên nhiều mặt. Để triển khai thực hiện quy hoạch thủy lợi đã được Thủ tướng phê duyệt, Bộ NN&PTNT cần sớm có hướng dẫn cho các địa phương trong vùng triển khai thực hiện quy hoạch thủy lợi phù hợp trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Chú trọng quy hoạch, phát triển thủy lợi đa mục tiêu; ưu tiên đối với các dự án, công trình cấp bách, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của người dân.

                                                                                                                 ( Nguồn: baocantho.com.vn)

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Mô hình thí nghiệm ly tâm tiên tiến cho các vấn đề địa kỹ thuật tại HKUST

HKUST được biết đến là Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông, Trung Quốc. Tại đây, mô hình thí nghiệm ly tâm địa kỹ thuật được thực hiện để mô phỏng và nghiên cứu các vấn đề hóc búa của địa kỹ thuật. Thí nghiệm này thu được các kết quả trong khảo sát, đánh giá vấn đề địa biến dạng cơ học và phá hủy của các mô hình, từ đó phân tích và so sánh với các mô số. Do độ tin cậy, tiết kiệm thời gian và tiền bạc, thí nghiệm ly tâm thường được thực nghiệm cho các vấn đề phức tạp của địa cơ nền móng.
Trong bài giảng của ZENG Guo-xi đã trình bày các khái niệm cơ bản về tĩnh, động lực học trong mô hình thí nghiệm ly tâm địa kỹ thuật. Thí nghiệm hiện đại này được ứng dụng nhiều tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông để khảo sát 4 lớp bài toán phức tạp đã được công bố bao gồm:
1. Nghiêng nứt của các khu cao ốc
2. Ảnh hưởng của đường hầm bị sập tới các đường hầm đang làm việc
3. Ảnh hưởng của mái dốc tới sức chịu tải cọc
4. Ổn định của cát chảy trong mái dốc đắp bằng cát rời
Trong báo cáo này trình bày nhiều phát hiện và nhìn nhận mới về 4 lớp bài toán này. Báo cáo cũng mong minh họa được vai trò của mô hình thí nghiệm ly tâm tiên tiến trong nghiên cứu những vấn đề phức tạp của địa kỹ thuật.


(Nguyễn Hải Hà)
Tải toàn bài tại đây.

Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014

Sổ tay tính toán thuỷ lực

Sổ tay tính toán thuỷ lực
Tác giả: P.G. Kixêlep, A.D. Altsul…, Lưu Công Đào và Nguyễn Tài dịch từ tiếng Nga.
Nhà xuất bản: Xây dựng. Năm 2008. Số trang: 715
Ngôn ngữ: Việt Nam. Địa chỉ tài liệu: VT.001648-Thư viện KHCN-BXD.

Tóm tắt nội dung:
Nước là yếu tố quan trọng nhất tạo nên và duy trì sự sống, môi trường sống. Vì vậy, sự hiểu biết các quy luật cân bằng và chuyển động của nước cần thiết cho mọi lĩnh vực kỹ thuật công nghệ như: nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng, cho các hoạt động dịch vụ như giao thông, du lịch…., cho việc bảo vệ và cải thiện môi trường. Cuốn “Sổ tay tính toán thuỷ lực” tập hợp các công thức cơ bản, các định nghĩa, các hệ số thực nghiệm, các bảng và đồ thị bổ sung thường hay dùng trong tính toán thuỷ lực.
Sổ tay là cuốn sách tra cứu trong thiết kế lòng dẫn và các công trình thuỷ lợi khác, nên ngoài các vấn đề cơ bản về thuỷ lực, còn có các tư liệu về các công trình kỹ thuật thuỷ lợi và về máy thuỷ lực. 
Cuốn sách được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia, là cẩm nang không thể thiếu trong các hoạt động khoa học, hoạt động công nghệ từ các chương trình nghiên cứu, đào tạo đến các dự án về quy hoạch sử dụng đất đai và lãnh thổ, về quản lý sử dụng nước, về xây dựng cơ sở hạ tầng, về phòng tránh thiên tai. Đây là tài liệu cơ bản, cần thiết và hữu ích cho các kỹ sư, chuyên gia, kỹ thuật viên, sinh viên trong lĩnh vực xây dựng các công trình kỹ thuật thuỷ lợi và sử dụng năng lượng nước.
Sách gồm 16 chương như sau: Chương 1: Các bảng, các số liệu phụ.
Chương 2: Áp lực thuỷ tĩnh. Chương 3: Những khái niệm cơ bản về chuyển động của chất lỏng.
Chương 4: Sức cản thuỷ lực. Chương 5: Chảy qua lỗ.
Chương 6: Đập tràn. Chương 7: Các ống dẫn nước có áp.
Chương 8: Chuyển động đều trong các lòng dẫn hở (tính kênh) Chương 9: Chuyển động không đều trong lòng dẫn hở.
Chương 10: Thuỷ lực công trình. Chương 11: Chuyển động bùn cát. Vận chuyển bằng sức nước.
Chương 12: Chuyển động của nước ngầm. Chương 13: Chuyển động của chất lỏng có lưu lượng thay đổi.
Chương 14: Chuyển động không ổn định. Chuơng 15: Các máy thuỷ lực.
Chương 16: Mô hình hoá thuỷ lực

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ: Hướng dẫn sử dụng phương pháp Jet-grouting tạo cọc đất ximăng để gia cố đất yếu, chống thấm nền và thân công trình đất

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ
Hướng dẫn sử dụng phương pháp Jet-grouting tạo cọc đất ximăng để gia cố đất yếu, chống thấm nền và thân công trình đất
(Guideline for using cement soil columns created by Jet-grouting method to improve soft soils, stop water leakage under and through earth structures)

TCCS 05:2010/ VKHTLVN

Mục lục
CHƯƠNG 1. PHẦN CHUNG.. 3
1.  Phạm vi áp dụng. 3
2.  Tiêu chuẩn và tài liệu tham chiếu. 3
3.  Thuật ngữ và ký hiệu. 4
CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT VÀ THIẾT KẾ.. 7
5.  Yêu cầu về khảo sát phục vụ thiết kế tường chống thấm.. 8
6.  Thí nghiệm trộn thử trong phòng. 8
7.  Thí nghiệm cọc thử tại hiện trường. 9
8.  Thiết kế xử lý đất yếu. 9
9.  Thiết kế xử lý chống thấm.. 12
CHƯƠNG 3. THI CÔNG.. 14
10.  Các công việc chuẩn bị trước khi thi công đại trà. 14
11. Thi công đại trà. 14
12. Giám sát, kiểm tra, quan trắc. 17
13. Nghiệm thu. 19

Tải nội dung TCCS tại đây.

PHỤ LỤC A: NGUYÊN LÝ CÔNG NGHỆ JET - GROUTING
PHỤ LỤC B: MỘT SỐ KẾT CẤU VÀ ỨNG DỤNG CỦA CỌC XI MĂNG ĐẤT ĐỂ XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU.. 23
PHỤ LỤC C: BỐ TRÍ KẾT CẤU TƯỜNG XI MĂNG ĐẤT ĐỂ CHỐNG THẤM... 29
PHỤ LỤC D: THÍ NGHIỆM TRONG PHÒNG XÁC ĐỊNH SỨC KHÁNG NÉN CỦA MẪU XI MĂNG ĐẤT.. 32
PHỤ LỤC E: CƯỜNG ĐỘ CHỊU NÉN (qu) CỦA HỖN HỢP GIA CỐ “ĐẤT – XI MĂNG”. 36
PHỤ LỤC F: HƯỚNG DẪN TÍNH TOÁN XỬ LÝ NỀN THEO PHƯƠNG PHÁP CỌC.. 38
PHỤ LỤC G: HƯỚNG DẪN TÍNH TOÁN THEO PHƯƠNG PHÁP NỀN.. 40
PHỤ LỤC I: BIỂU MẪU NHẬT KÝ THI CÔNG.. 43



Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu giải pháp chống mạch đùn mạch sủi đảm bảo an toàn đê

Tên luận án: Nghiên cứu giải pháp chống mạch đùn mạch sủi đảm bảo an toàn đê trên địa bàn tỉnh Hà Nam
TS. Nguyễn Quốc Đạt
Ngành học của luận án: Kỹ thuật Xây dựng công trình thủy; Mã số: 62- 58- 02.02
Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
(Nguồn: vawr.org.vn)

b) Nội dung bản trích yếu:
Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án:
Đối tượng nghiên cứu: Tác động của áp lực dòng thấm dưới nền đê đến an toàn ổn định của đê (bục lớp phủ, xói ngầm).
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu giải pháp ngăn chặn mạch đùn mạch sủi cho các đoạn đê xung yếu và xử lý khẩn cấp sự cố xói ngầm về mùa lũ nhằm bảo đảm an toàn đê điều và phòng chống lụt bão trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Phạm vi nghiên cứu: các tuyến đê trong phạm vi tỉnh Hà Nam.
Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng:
Điều tra, khảo sát thực địa: địa chất nền đê trên địa phận tỉnh Hà Nam.
Nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu tài liệu, sách báo trong và ngoài nước. Các kết quả của các đề tài, dự án đã thực hiện trên hệ thống sông Hồng, sông Đáy…vv.
Nghiên cứu lý thuyết: Giải bài toán xác định áp lực thấm dưới nền đê bằng giải tích và bằng phương pháp phần tử hữu hạn, điều kiện đẩy bục, xói ngầm.
Nghiên cứu thực nghiệm trong phòng: Thông qua các thí nghiệm trên hiện trường và trong phòng rút ra nhận xét về tác dụng thúc đẩy keo hóa, cường độ kháng nén, hệ số thấm của đất nền khi được xử lý bằng xi măng – hóa chất.
Nghiên cứu thực nghiệm hiện trường: Thí nghiệm trên dây chuyền khoan phụt thực tế để đánh giá chính xác các chỉ tiêu về cường độ và hệ số thấm của công nghệ khoan phụt hóa chất.
Các kết quả chính và kết luận:
Luận án đã điều tra thu thập tài liệu, khảo sát bổ sung để lập bản đồ phân vùng địa chất các tuyến đê dựa trên phương pháp luận về an toàn ổn định thấm. Bản đồ này có thể sử dụng cho công tác phòng chống bão lụt, quản lý bảo vệ đê điều của tỉnh Hà Nam. Luận án kết luận: có thể mô phỏng đơn giản hóa mặt cắt địa chất đê tỉnh Hà Nam theo cách làm trong Tiêu chuẩn Mỹ và sử dụng công thức giải tích để tính toán kiểm tra ổn định thấm trong bước lập dự án đầu tư.
Luận án đã đề xuất được giải pháp ổn định thấm nền đê bằng giếng cọc vây gồm các cọc ximăng đất chống lấn tạo thành tường liên tục. Giải pháp mới phù hợp với các đoạn đê có nhiều ao hồ nằm sát chân đê, không phải lấp ao làm ảnh hưởng đến sản xuất (nuôi trồng thủy sản) của nhân dân.
Luận án bước đầu có những nghiên cứu ứng dụng công nghệ khoan phụt ximăng hóa chất kết hợp với xi măng để xử lý khẩn cấp các sự cố thấm nền đê.
Kết quả nghiên cứu của Luận án phục vụ thiết thực và hiệu quả cho công tác phòng chống bão lụt, quản lý đê điều trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Tải toàn văn luận án tại đây.

Luận án tiến sĩ: các giải pháp tăng cường ổn định bảo vệ mái đê biển tràn nước

Luận án: Nghiên cứu các giải pháp tăng cường ổn định bảo vệ mái đê biển tràn nước
TS. Hoàng Việt Hùng
(Nguồn: wru.edu.vn)


1.  Luận  án  đã  nghiên cứu,   phân  tích,  đánh  giá  các  giải  pháp  gia cường 
bảo vệ  mái  đê  biển  ở  trong  và  ngoài nước  liên  quan mật  thiết  đến  đề  tài  luận 
án,   nêu  những vấn  đề  còn tồn tại  và  chỉ  ra  được vấn  đề  mà  luận  án tập  trung 
giải  quyết.  Nêu  rõ  tính cấp  thiết của  việc tăng cường  ổn  định bảo vệ  mái  đê 
biển  trước  hai tồn tại  chính  là mái đê  trong đồng  thường bị xói hỏng  do nước 
tràn  và kết cấu bảo vệ  mái  đê  phía  biển  thường  chịu  tác  động  trực  tiếpcủa 
sóng  biển  nên  thường bị bong  tróc,  lún sụt. Hai tồnt ại  trên  có  nguy cơ phá vỡ
đê bấtcứ  lúc  nào  vì vậycần  phải  được  gia tăng độ  an  toàn  tránh  nguy cơ vỡ
đê. 
2.  Luận  án  đã  làm  rõ cơ sở  khoa học  cho  giải  pháp  dùng  neo  xoắn  gia 
tăng  độ  an  toàn lớp bả ovệ  mái  phía  biển.  Đây  là  giải  pháp  khoa học  công 
nghệ mới  để tăng cường ổn định bảo vệ mái  cho đê  biển  hiện  có,  tác  giả  luận 
án  đã  được cấp bằng  độc  quyền về  sáng  chế số  10096.  Theo  quyết  định số
9903/QĐ-SHTT, ngày 29.02.2012của Cục Sở hữu Trí tuệ-Bộ Khoa học Công 
nghệ. 
3. Thiết lập cơ sở lý  thuyết khi dùng neo xoắn gia cố tấm lát mái bằng bê 
tông  đúc sẵn  kiểu  hai  chiều  và  kiểm  chứng bằng  các  nghiên cứu  thực  nghiệm. 
Biểu  thức  (2. 26)  được  tác  giả  luận  án  thiết lập  theo  phương  pháp  phân  tích 
giới hạn kết hợp  lý  thuyết  chảy dẻo  và  điều  kiện bền  Coulomb.  Đây  là  điểm 
khác  biệt cơ bản  nhất với  các  nghiên cứu về  neo đất  trước đây. Ứng dụng  này 
mở rộng bài toán cân bằng giới hạn tĩnh sang bài toán động thông qua nguyên 
lý bảo  toàn năng lượng  giữa  công  ngoại lực  và nội năng  tiêu  tan  khi vật  thể
đạt  trạng  thái  cân bằng  giớihạn. Các  thí  nghiệm về sức  chịu tải của  neo xoắn 
đã  chuẩn  hoá  được  biểu  thức  giải  tích  (2.26)  và  điều  kiện ứng dụngcủa  biểu 
thức này. 

Tải toàn văn luận án tại đây.

Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sức chịu tải cọc xi măng đất Jet-grouting


Luận án: Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sức chịu tải của cọc xi măng đất thi công theo công nghệ Jet - Grouting cho một số vùng đất yếu ở Việt Nam 
TS. Phùng Vĩnh An
(Nguồn: www.vawr.org.vn)

Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối toàn diện về cọc xi măng đất thi công theo công nghệ Jet - Grouting ở Việt Nam. Bằng lý thuyết, thực nghiệm và kinh nghiệm thực tế, luận án đã chỉ ra những tồn tại trong các tài liệu và tiêu chuẩn thiết kế hiện hành, đưa ra các công thức thực nghiệm xác định chỉ tiêu cơ lý của cọc xi măng đất (φ, C, E) theo chỉ tiêu thí nghiệm nén mẫu hình trụ (qu) phù hợp với điều kiện Việt Nam. Kiến nghị công thức tính sức chịu tải của cọc xi măng đất thay thế cho các công thức trong Quy phạm Trung Quốc, góp phần hoàn thiện phương pháp tính toán thiết kế xử lý đất yếu bằng cọc xi măng đất.
Bằng phương pháp phân tích kết quả thí nghiệm mẫu xi măng đất thi công bằng phương pháp Jet - Grouting (lấy từ cọc hiện trường) trên nhiều dự án đã thực hiện, luận án kiến nghị sử dụng các quan hệ thực nghiệm giữa cường độ kháng nén không hạn chế nở hông nở hông (qu) ở các ngày tuổi 14, 28, 56, 90; quan hệ giữa cường độ kháng nén không hạn chế nở hông với góc ma sát trong j, lực dính C; quan hệ giữa mô đun biến dạng E và cường độ kháng nénkhông hạn chế nở hông với góc ma sát trong j, lực dính C, .v.v...
Đặc biệt, bằng bằng thực nghiệm nén hiện trường kết hợp với mô hình toán, luận án kiến nghị công thức tính toán sức chịu tải của cọc xi măng đất thay thế cho công thức trong quy phạm DBJ 08-40-94 của Trung Quốc.
Thành công của luận có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn. Về mặt khoa học, luận án đã đóng góp các công thức tính toán về mối tương quan về cường độ kháng nén nở hông giữa các tuổi ngày. Công thức tương quan giữa cường độ kháng nén qu với các chỉ tiêu về độ bền và độ cứng qu = f(j, C, E). Các công thức này sử dụng cho việc tính toán thiết kế. Mặt khác, luận án góp phần hoàn thiện phương pháp tính toán sức chịu tải cọc xi măng đất thi công theo công nghệ Jet - Grouting trong điều kiện Việt Nam. 
Tải toàn văn luận án tại đây.
Hình 4.18: Đường cong tải trọng – chuyển vị từ kết quả đo đạc trên hiện trường và 
từ mô hình toán

Hình 4.19: Đường cong tải trọng-chuyển vị, sức kháng mặt bên và sức kháng đầu 
cọc từ kết quả mô hình toán
Một số kết luận của luận án:



Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

Bài tập phương pháp số nâng cao

Bài tập trình bày những bài toán về những vấn đề sau:

1- Phương pháp chính xác (hay phương pháp tích phân trực tiếp)
2- Phương pháp sai phân hữu hạn (FDM): 
3- Phương pháp Ritz – Rayleigh: 
4- Phương pháp phần tử hữu hạn (FEM) ANSYS và ABAQUS: 
5- Khảo sát tính hội tụ của kết quả: 
6- Phụ lục


Hình 11: Độ võng của dầm với lưới chia 16 phần tử


Hình 12: Tính hội tụ giữa các kết quả
Tải bản đầy đủ tại đây.


Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

Cẩm nang dùng cho kỹ sư địa kỹ thuật

Tài liệu tham khảo hay dùng cho kỹ sự , dịch từ cuốn "Geotechnical Engineer's Handbook"
gồm 12 chương trình bày khá đầy đủ về địa kỹ thuật - nền móng cho kỹ sư thực hành, từ khái quát về địa kỹ thuật tới tính toán thiết kế nền móng, tiếp cận cả công nghệ thông tin.
Xem bản full tại đây.



Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2014

Một số vấn đề tồn tại trong các tiêu chuẩn về xử lý nền đất yếu

(Phạm Văn Long  - Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Vina Mekong (VMEC), TPHCM, VN )

Hiện nay, công tác khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu nền đường và công trình đắp trên đất yếu được thực hiện theo các tiêu chuẩn được ban hành trong thời gian gần đây như sau:
- 22TCN 262-2000: Qui trình khảo sát thiết kế nền đường ô tô đắp trên đất yếu do Bộ GTVT ban hành ngày 01/06/2000.
- TCXD 245:2000: Gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm thoát nước do Bộ Xây Dựng ban hành ngày 29/06/2000.
- 22TCN 248-98: Tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu Vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu do Bộ GTVT ban hành, có hiệu lực từ ngày 05/09/1998.
- 22TCN 244-98: Qui trình thiết kế xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm trong xây dựng nền đường do Bộ GTVT ban hành, có hiệu lực từ ngày 04/05/1998.
- 22TCN 236-97: Qui trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu bấc thấm trong xây dựng nền đường trên đất yếu do Bộ GTVT ban hành ngày 17/05/1997.

Việc ban hành các tiêu chuẩn vừa nêu đã có tác động tích cực cho việc ứng dụng công nghệ mới trong xử lý nền đất yếu ở nước ta. Tuy nhiên, nhiều công trình xử lý nền theo các qui trình vừa nêu vẫn không khắc phục được sự cố đặc biệt là việc kiểm soát độ lún dư sau khi dỡ tải. Trong quá trình nghiên cứu áp dụng, chúng
tôi nhận thấy trong các tiêu chuẩn vừa nêu còn nhiều điểm không thống nhất về thuật ngữ và ký hiệu, không rõ ràng và nhiều sai sót trong các công thức tính toán, và đặc biệt là có những quan điểm chưa hoàn toàn hợp lý về phương pháp luận trong việc tính toán ổn định và biến dạng của nền đất yếu. Một số vấn đề vừa nêu được trình bày trong bài viết nầy cùng với các kiến nghị với mong muốn làm cho các tiêu chuẩn ngày càng được hoàn thiện hơn.
Xem bản full tại đây.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tính toán độ cố kết của nền đất yếu tải trọng nền đắp trong trường hợp chiều sâu cắm bấc nhỏ hơn vùng gây lún
(ThS. NGUYỄN HỒNG HẢI -  Khoa XD Cầu đường, Trường Đại Học Bách Khoa)

TÓM TẮT
Công nghệ xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm đã và đang được ứng dụng nhiều cho các công trình trên thế giới và ở Việt nam. Tuy nhiên, hiện nay "Quy trình khảo sát thiết kế nền đắp trên đất yếu 22TCN 262-2000" chỉ hướng dẫn phương pháp tính toán độ cố kết của nền đất yếu trong phạm vi cắm bấc mà không xét ảnh hưởng của chiều sâu cắm bấc đến chiều sâu vùng gây lún. Bài báo nhằm mục đích giới thiệu và trình bày phương pháp tính toán độ cố kết nền đất yếu khi chiều sâu xử lý bấc thấm nhỏ hơn vùng gây lún.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Độ cố kết theo thời gian trong trường hợp có sử dụng hệ thống thoát nước thẳng đứng bằng bấc thấm, theo "Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ô tô đắp trên đất yếu 22TCN 262-2000" được xác định theo công thức :  U = 1−(1 −Uh)(1 −Uv )     (1)
Trong công thức trên, ta có :
 U - độ cố kết trung bình trong phạm vi vùng gây lún Za khi có sử dụng các phương tiện thoát nước thẳng đứng (bấc thấm hoặc giếng cát).
 Uv - độ cố kết trung bình theo phương thẳng đứng trong phạm vi vùng gây lún Za.
 Như vậy, với ý nghĩa của U và Uv như trên thì Uh phải là độ cố kết trung bình theo phương ngang trong phạm vi vùng gây lún Za do có xử lý bấc thấm. Hay nói cách khác, việc tính toán độ cố kết trung bình U theo công thức trên chỉ hợp lý khi chiều sâu xử lý bấc thấm đến hết phạm vi vùng gây lún Za.
 Thực tế, đối với các nền đường đắp cao trên vùng đất yếu có chiều dày lớn, chiều sâu vùng gây lún Za thường rất lớn (trên 30m [5]). Việc xử lý bấc thấm đến hết phạm vi vùng gây lún có thể không kinh tế hoặc nhiều khi không thể thực hiện được. Lúc này, việc lựa chọn một chiều sâu cắm bấc hợp lý (nhỏ hơn vùng gây lún) nhưng vẫn đảm bảo về mặt kinh tế và kỹ thuật là một giải pháp có thể đặt ra. Tuy nhiên "Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ô tô đắp trên đất yếu 22TCN 262-2000" lại chưa đề cập vấn đề này trong tính toán thiết kế.

Xem bản full tại đây.